Canalblog
Suivre ce blog Administration + Créer mon blog

CHÙA TỪ QUANG - 32, rue Docteur Ménard - 06000 Nice - FRANCE. Tel : +33 (0)4 93 81 48 57

10 janvier 2009

PHẬT HỌC CƠ BẢN

Tứ Diệu Đế

bantayvatoasennho2

Sau đó, Đức Thế Tôn bảo các vị tỳ kheo: "Nầy các tỳ kheo, bởi vì không thông hiểu, không thấu đạt Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) mà ta cũng như quý vị từ lâu đã phải trải qua nhiều kiếp luân hồi trong vòng sinh tử. Bốn sự thật ấy là gì?
Vì không thông hiểu Sự Thật về Khổ (Khổ Đế) mà chúng ta luân hồi, không thông hiểu Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ (Tập Đế), không thông hiểu về Sự Thật về Đoạn Diệt Khổ (Diệt Đế), không thông hiểu Sự Thật về Con Đường Diệt Khổ (Đạo Đế), mà chúng ta đã phải luân hồi trong vòng sinh tử. Bằng cách thông hiểu, bằng cách thấu đạt Sự Thật về Khổ, Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ, Sự Thật về Đoạn Diệt Khổ, Sự Thật về Con Đường Diệt Khổ, lòng tham thủ về sinh hữu được đoạn tận, sự hỗ trợ để sinh hữu được phá hủy, và từ đó không còn phải tái sinh nữa."
-- Kinh Đại Niết Bàn (Trường Bộ, 16)

Đức Phật giảng về sự Giác Ngộ của Ngài:
"Tri kiến phát sinh, minh sát phát sinh, tuệ giác phát sinh, hiểu biết phát sinh, minh kiến phát sinh trong ta, về những điều mà từ trước ta chưa từng nghe đến:

-- Đây là Sự Thật Tuyệt Đối về Khổ ... Khổ nầy phải được thông hiểu ... Khổ nầy vừa được thông hiểu.
-- Đây là Sự Thật Tuyệt Đối về Nguồn Gốc của Khổ ... Nguồn Gốc nầy phải được đoạn tận ... Nguồn Gốc nầy vừa được đoạn tận.
-- Đây là Sự Thật Tuyệt Đối về Sự Diệt Khổ ... Diệt Khổ nầy phải được trực nghiệm ... Diệt Khổ nầy vừa được trực nghiệm.
-- Đây là Sự Thật Tuyệt Đối về Con Đường Diệt Khổ ... Con Đường nầy phải được thực chứng ... Con Đường nầy vừa được thực chứng.

Nầy các vị tỳ kheo, khi nào mà sự hiểu biết và nhận thức nầy của ta -- với ba vòng chuyển và mười hai kết hợp về bốn Sự Thật Tuyệt Đối đó -- không tinh thuần, ta không thể khẳng định rằng ta là Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, vượt hơn tất cả mọi loài trong vũ trụ, chư thiên, ma quỷ, phàm phu, tu sĩ, vua chúa và thường dân. Tuy nhiên, ngay khi sự hiểu biết và nhận thức nầy của ta -- với ba vòng chuyển và mười hai kết hợp về bốn Sự Thật Tuyệt Đối đó -- hoàn toàn thật sự tinh thuần, ta đã khẳng định rằng ta là Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, vượt hơn tất cả mọi loài trong vũ trụ, chư thiên, ma quỷ, phàm phu, tu sĩ, vua chúa và thường dân. Tuệ giác và tri kiến phát khởi trong ta: 'Sự Giải Thoát đã xảy ra. Đây là kiếp sống cuối cùng. Không còn phải tái sinh nữa.' "
-- Kinh Chuyển Pháp Luân (Tương Ưng, LVI-11)

1. Diệu Đế về Khổ - Dukkha Ariya Sacca

Định nghĩa:
"Nầy các vị tỳ kheo, đây là Diệu Đế về Khổ: Sinh là khổ, già là khổ, chết là khổ; ưu sầu, than khóc, đau đớn, buồn rầu, và tuyệt vọng là khổ; liên kết với những điều không ưa thích là khổ, cách ly những điều ưa thích là khổ; không đạt được những gì mong muốn là khổ; tóm lại, cả năm uẩn (*) để tham thủ là khổ"
-- Kinh Chuyển Pháp Luân (Tương Ưng, LVI-11)
(*) Năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Sáu căn:
"Và thế nào là Diệu Đế về Khổ? Câu trả lời phải là sáu căn đều khổ. Sáu căn đó là gì? Là căn của mắt (nhãn căn), căn của tai (nhĩ căn), căn của mũi (tỷ căn), căn của lưỡi (thiệt căn), căn của thân (thân căn), và căn của ý (ý căn). Đây là Sự Thật Cao Quý về Khổ."
-- Tương Ưng, LVI-14
Khổ như lửa cháy:
"Tất cả đều là lửa cháy. Cái gì là lửa cháy?
-- Mắt là lửa cháy. Hình sắc là lửa cháy. Nhận thức từ mắt là lửa cháy. Tiếp cận qua mắt là lửa cháy. Những gì sinh khởi tùy thuộc vào sự tiếp cận qua mắt, cảm giác như là khoái lạc, đau đớn, hoặc không lạc không đau, đều đang thiêu cháy. Thiêu cháy với gì? Thiêu cháy với ngọn lửa tham, lửa sân, và lửa si. Ta nói với quý vị rằng tất cả đều đang thiêu cháy với sinh, già, chết, ưu sầu, than khóc, đau đớn, buồn rầu, và tuyệt vọng.
-- Tai là lửa cháy. Âm thanh là lửa cháy. Nhận thức từ tai là lửa cháy. Tiếp cận qua tai là lửa cháy. Những gì sinh khởi tùy thuộc vào sự tiếp cận qua tai, cảm giác như là khoái lạc, đau đớn, hoặc không lạc không đau, đều đang thiêu cháy. Thiêu cháy với gì? Thiêu cháy với ngọn lửa tham, lửa sân, và lửa si. Ta nói với quý vị rằng tất cả đều đang thiêu cháy với sinh, già, chết, ưu sầu, than khóc, đau đớn, buồn rầu, và tuyệt vọng.
-- Mũi là lửa cháy. Mùi hương là lửa cháy. Nhận thức từ mũi là lửa cháy. Tiếp cận qua mũi là lửa cháy. Những gì sinh khởi tùy thuộc vào sự tiếp cận qua mũi, cảm giác như là khoái lạc, đau đớn, hoặc không lạc không đau, đều đang thiêu cháy. Thiêu cháy với gì? Thiêu cháy với ngọn lửa tham, lửa sân, và lửa si. Ta nói với quý vị rằng tất cả đều đang thiêu cháy với sinh, già, chết, ưu sầu, than khóc, đau đớn, buồn rầu, và tuyệt vọng.
-- Lưỡi là lửa cháy. Vị nếm là lửa cháy. Nhận thức từ lưỡi là lửa cháy. Tiếp cận qua lưỡi là lửa cháy. Những gì sinh khởi tùy thuộc vào sự tiếp cận qua lưỡi, cảm giác như là khoái lạc, đau đớn, hoặc không lạc không đau, đều đang thiêu cháy. Thiêu cháy với gì? Thiêu cháy với ngọn lửa tham, lửa sân, và lửa si. Ta nói với quý vị rằng tất cả đều đang thiêu cháy với sinh, già, chết, ưu sầu, than khóc, đau đớn, buồn rầu, và tuyệt vọng.
-- Thân là lửa cháy. Vật xúc chạm là lửa cháy. Nhận thức từ thân là lửa cháy. Tiếp cận qua thân là lửa cháy. Những gì sinh khởi tùy thuộc vào sự tiếp cận qua thân, cảm giác như là khoái lạc, đau đớn, hoặc không lạc không đau, đều đang thiêu cháy. Thiêu cháy với gì? Thiêu cháy với ngọn lửa tham, lửa sân, và lửa si. Ta nói với quý vị rằng tất cả đều đang thiêu cháy với sinh, già, chết, ưu sầu, than khóc, đau đớn, buồn rầu, và tuyệt vọng.
-- Ý là lửa cháy. Tư tưởng là lửa cháy. Nhận thức từ ý là lửa cháy. Tiếp cận qua ý là lửa cháy. Những gì sinh khởi tùy thuộc vào sự tiếp cận qua ý, cảm giác như là khoái lạc, đau đớn, hoặc không lạc không đau, đều đang thiêu cháy. Thiêu cháy với gì? Thiêu cháy với ngọn lửa tham, lửa sân, và lửa si. Ta nói với quý vị rằng tất cả đều đang thiêu cháy với sinh, già, chết, ưu sầu, than khóc, đau đớn, buồn rầu, và tuyệt vọng."
-- Tương Ưng, XXXV-28

2. Diệu Đế về Nguồn Gốc của Khổ - Dukkha Samudaya Ariya Sacca

"Nầy các vị tỳ kheo, đây là Diệu Đế về Nguồn Gốc của Khổ: lòng tham thủ làm cho sinh hữu -- kèm theo với ham muốn và ưa thích, thêm vào chỗ nầy chỗ kia , nghĩa là tham thủ các dục lạc, tham thủ thường sinh, tham thủ đoạn sinh."
-- Kinh Chuyển Pháp Luân (Tương Ưng, LVI-11)

Ai sống trong đời này,
Bị ái dục buộc ràng
Sầu khổ sẽ tăng trưởng,
Như cỏ Bi gặp mưa.
Ai sống trong đời này
Ái dục được hàng phục
Sầu rơi khỏi người ấy
Như giọt nước lá sen. (Pháp Cú, 335-336)

Như cây bị chặt đốn,
Gốc chưa hại vẫn bền
Ái tùy miên chưa nhổ,
Khổ này vẫn sanh hoài. (Pháp Cú, 338)

3. Diệu Đế về Sự Diệt Khổ - Dukkha Nirodha Ariya Sacca

"Nầy các vị tỳ kheo, đây là Diệu Đế về Diệt Khổ: sự tàn lụn và ngưng không còn tàn dư, sự xuất ly, sự từ bỏ, sự giải phóng, và sự buông bỏ lòng tham thủ"
-- Tương Ưng, XLVI-11
Tháo gỡ các nguyên nhân về khổ:
"Ta bảo với các vị tỳ kheo, việc chấm dứt các lậu hoặc không thể nào có được nơi những người không thấy và không biết. Thấy gì và biết gì? 'Đây là sắc, đây là nhân của nó, đây là sự tan biến của nó. Đây là cảm thọ, đây là nhân của nó, đây là sự tan biến của nó. Đây là tưởng, đây là nhân của nó, đây là sự tan biến của nó. Đây là hành, đây là nhân của nó, đây là sự tan biến của nó. Đây là thức, đây là nhân của nó, đây là sự tan biến của nó.' Việc chấm dứt các lậu hoặc chỉ có thể xảy ra nơi những người thấy và biết như thế.
Tuệ giác về sự đoạn diệt khi đoạn diệt hiện hữu là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là sự giải phóng.
-- Giải phóng là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là sự lạnh nhạt.
-- Sự lạnh nhạt là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là sự chán chường.
-- Chán chường là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là tri kiến về bản chất của sự vật.
-- Tri kiến về bản chất của sự vật là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là tâm định tĩnh.
-- Tâm định tĩnh là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là thư thái.
-- Thư thái là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là khinh an.
-- Khinh an là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là hỷ.
-- Hỷ là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là lạc.
-- Lạc là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là tín tâm.
-- Khổ là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là tái sinh.
-- Tái sinh là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là hữu.
-- Hữu là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là thủ.
-- Thủ là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là tham muốn.
-- Tham muốn là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là thọ.
-- Thọ là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là tiếp xúc.
-- Tiếp xúc là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là sáu xứ (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).
-- Sáu xứ là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là danh sắc.
-- Danh sắc là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là thức.
-- Thức là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là nghiệp hành.
-- Nghiệp hành là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là vô minh.
Cũng như khi chư thiên làm mưa sấm, trút nước vào vùng núi cao, nước nầy chảy xuống theo triền dốc, làm đầy các khe núi, hang động. Khi các khe và hang động đầy tràn, nước sẽ chảy xuống các hồ nhỏ. Khi các hồ nhỏ đầy tràn, nước sẽ chảy xuống các hồ lớn. Khi các hồ lớn đầy tràn, nước sẽ chảy xuống các dòng suối. Khi các dòng suối đầy tràn, nước sẽ chảy xuống các sông lớn. Khi các sông lớn đầy tràn, nước sẽ chảy ra đại dương. Cùng thế ấy:

Hành có vô minh là duyên,
Thức có hành là duyên
Danh sắc có thức là duyên
Sáu xứ có danh sắc là duyên,
Tiếp xúc có sáu xứ là duyên,
Thọ có tiếp xúc là duyên,
Tham muốn có thọ là duyên,
Chấp thủ có tham muốn là duyên,
Hữu có chấp thủ là duyên,
Sinh có hữu là duyên,
Hoạn khổ có sinh là duyên,
Tín tâm có hoạn khổ là duyên,
Lạc có tín tâm là duyên,
Hỷ có lạc là duyên,
Khinh an có hỷ là duyên,
Thư thái có khinh an là duyên,
Tâm định tĩnh có thư thái là duyên,
Tri kiến về bản chất của sự vật có tâm định tĩnh là duyên,
Chán chường có tri kiến về bản chất của sự vật là duyên,
Lạnh nhạt có chán chường là duyên,
Giải phóng có lạnh nhạt là duyên,
Tuệ giải thoát có giải phóng là duyên."
-- Tương Ưng, XII-23

Lý Duyên Sinh:
"Phương cách cao quý nào cần phải được nhận thấy đúng đắn và phân biệt rõ ràng bằng trí tuệ? Đây là lúc một người đệ tử cao sang quán xét được rằng:
Khi cái nầy hiện hữu thì cái kia hiện hữu
Từ việc khởi sinh cái nầy thì có khởi sinh cái kia.
Khi cái nầy không hiện hữu thì cái kia không hiện hữu,
Từ việc đoạn diệt cái nầy thì có đoạn diệt cái kia."

Nói cách khác:
"Vô minh là duyên của hành,
Hành là duyên của thức,
Thức là duyên của danh sắc,
Danh sắc là duyên của sáu xứ,
Sáu xứ là duyên của tiếp xúc,
Tiếp xúc là duyên của thọ,
Thọ là duyên của tham,
Tham là duyên của chấp thủ,
Chấp thủ là duyên của hữu,
Hữu là duyên của sinh,
Sinh là duyên của già, chết, ưu sầu, than khóc, đau đớn, buồn rầu, và tuyệt vọng
Đó là nguồn gốc rốt ráo của hoạn khổ.

Giờ đây, chấm dứt và đoạn diệt vô minh, đưa đến đoạn diệt hành.
Đoạn diệt hành đưa đến đoạn diệt thức,
Đoạn diệt thức đưa đến đoạn diệt danh sắc,
Đoạn diệt danh sắc đưa đến đoạn sáu xứ,
Đoạn diệt sáu xứ đưa đến đoạn diệt tiếp xúc,
Đoạn diệt tiếp xúc đưa đến đoạn diệt cảm thọ,
Đoạn diệt cảm thọ đưa đến đoạn diệt tham muốn,
Đoạn diệt tham muốn đưa đến đoạn diệt chấp thủ,
Đoạn diệt chấp thủ đưa đến đoạn diệt hữu,
Đoạn diệt hữu đưa đến đoạn diệt sinh
Đoạn diệt sinh đưa đến đoạn diệt già, chết, ưu sầu, than khóc, đau đớn, buồn rầu, và tuyệt vọng.
Đó là sự chấm dứt rốt ráo các hoạn khổ.
Đây là phương cách cao quý cần phải được nhận thấy đúng đắn và phân biệt rõ ràng bằng trí tuệ"
-- Tăng Chi, X-92

4. Diệu Đế về Con Đường Diệt Khổ - Dukkha Nirodha Gamini Patipada Ariya Sacca

Bát Chánh Đạo:
"Nầy các vị tỳ kheo, đây là Diệu Đế về Con Đường Diệt Khổ, đó chính là Con Đường Tám Chánh (Bát Chánh Đạo): Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định."
-- Kinh Chuyển Pháp Luân (Tương Ưng, LVI-11)
Bát Chánh Đạo là Pháp Thừa (Dhammayana):
"Này Ananda, Con Đường Tám Chánh nầy là đồng nghĩa với cỗ xe tối thượng, là cỗ xe Pháp, là sự chiến thắng vô thượng trong mọi chiến trận nhiếp phục tham, sân, si."
-- Tương Ưng, V-4

Định nghĩa về tám chi phần:
"Này các vị tỳ kheo, thế nào là chánh tri kiến? Đó là sự thông hiểu về khổ, sự thông hiểu về nguyên nhân của khổ, sự thông hiểu về sự diệt khổ, và sự thông hiểu về con đường diệt khổ.
Thế nào là chánh tư duy? Đó là tư duy về sự xuất ly, tư duy về vô sân, tư duy về vô hại.
Thế nào là chánh ngữ? Đó là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm.
Thế nào chánh nghiệp? Đó là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ hành động tà dâm.
Thế nào là chánh mạng? Đó là đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng.
Thế nào là chánh tinh tấn? Đó là tinh tấn ngăn chận không cho khởi sanh các bất thiện pháp chưa sanh, tinh tấn trừ diệt các bất thiện pháp đã sanh, tinh tấn phát khởi các thiện pháp chưa sanh, và tinh tấn duy trì các thiện pháp đã sanh.
Thế nào là chánh niệm? Đó là sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán thọ trên thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời.
Thế nào là chánh định? Đó là ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền-na thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ; rồi làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú vào Thiền-na thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm; rồi ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú vào Thiền-na thứ ba; rồi xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào Thiền-na thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh."
-- Tương Ưng, V-8

Tìm lại Con Đường Cũ Xa Xưa:
"Có một người đang đi theo một con đường mòn trong rừng. Đột nhiên người ấy tìm ra được một con đường cũ xa xưa mà các vị tiền nhân thường dùng. Người ấy liền đi theo con đường ấy. Sau đó, người ấy tìm lại được thành phố cổ xưa mà ngày trước đã có nhiều người trú ngụ, với các công viên, vườn cây, hồ ao, đền đài tráng lệ. Người ấy trở về, báo cáo với vua và các quan đại thần: 'Thưa bệ hạ, khi thần dân đi theo con đường mòn trong rừng, thần dân đã tìm lại được một con đường cũ xa xưa. Thần dân liền đi theo con đường ấy. Sau đó, thần dân tìm lại được thành phố cổ xưa mà ngày trước đã có nhiều người trú ngụ, với các công viên, vườn cây, hồ ao, đền đài tráng lệ. Kính xin bệ hạ hãy trùng tu lại thành phố ấy.' Sau đó, nhà vua và các quan đại thần quyết định trùng tu thành phố cổ đó, và về sau, thành phố nầy trở nên phồn thịnh, đông dân cư, phát triển lớn mạnh và giàu có.
Cùng thế ấy, ta đã tìm lại con đường cũ xa xưa, một con đường mà các Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác đều đi qua trong các thời kỳ trước. Con đường cũ xa xưa đó là gì? Đó là Con Đường Tám Chánh: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định. Ta đã đi theo con đường ấy.
Theo con đường đó, ta đã có được tri kiến về già và chết, tri kiến về nguyên nhân của già và chết, tri kiến về đoạn diệt già và chết, tri kiến về con đường đoạn diệt già và chết.
Theo con đường đó, ta đã có được tri kiến về sinh, tri kiến về nguyên nhân của sinh, tri kiến về đoạn diệt sinh, tri kiến về con đường đoạn diệt sinh.
Theo con đường đó, ta đã có được tri kiến về hữu, tri kiến về nguyên nhân của hữu, tri kiến về đoạn diệt hữu, tri kiến về con đường đoạn diệt hữu.
Theo con đường đó, ta đã có được tri kiến về chấp thủ, tri kiến về nguyên nhân của chấp thủ, tri kiến về đoạn diệt chấp thủ, tri kiến về con đường đoạn diệt chấp thủ.
Theo con đường đó, ta đã có được tri kiến về tham muốn, tri kiến về nguyên nhân của tham muốn, tri kiến về đoạn diệt tham muốn, tri kiến về con đường đoạn diệt tham muốn.
Theo con đường đó, ta đã có được tri kiến về thọ, tri kiến về nguyên nhân của thọ, tri kiến về đoạn diệt thọ, tri kiến về con đường đoạn diệt thọ.
Theo con đường đó, ta đã có được tri kiến về tiếp xúc, tri kiến về nguyên nhân của tiếp xúc, tri kiến về đoạn diệt tiếp xúc, tri kiến về con đường đoạn diệt tiếp xúc.
Theo con đường đó, ta đã có được tri kiến về sáu xứ, tri kiến về nguyên nhân của sáu xứ, tri kiến về đoạn diệt sáu xứ, tri kiến về con đường đoạn diệt sáu xứ.
Theo con đường đó, ta đã có được tri kiến về danh sắc, tri kiến về nguyên nhân của danh sắc, tri kiến về đoạn diệt danh sắc, tri kiến về con đường đoạn diệt danh sắc.
Theo con đường đó, ta đã có được tri kiến về thức, tri kiến về nguyên nhân của thức, tri kiến về đoạn diệt thức, tri kiến về con đường đoạn diệt thức.
Theo con đường đó, ta đã có được tri kiến về nghiệp hành, tri kiến về nguyên nhân của nghiệp hành, tri kiến về đoạn diệt nghiệp hành, tri kiến về con đường đoạn diệt nghiệp hành.
Tri kiến được như thế, ta đã truyền dạy lại cho các nam và nữ tu sĩ, nam và nữ cư sĩ, để đời sống thánh thiện nầy được trở nên hùng mạnh, huy hoàng, quảng bá sâu rộng cho chư thiên và loài người".
-- Tương Ưng, XII-65

Con đường giải thoát:
Nầy Subhada, nếu giáo pháp nào mà không hàm chứa Bát Chánh Đạo thì giáo pháp đó không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).
Nầy Subhada, nếu giáo pháp nào có hàm chứa Bát Chánh Đạo thì giáo pháp đó sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).
Nầy Subhada, giáo pháp của Ta có hàm chứa Bát Chánh Đạo nên giáo pháp đó đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán). Các hệ giáo pháp khác đều không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thánh, đắc tuệ giải thoát. Nầy Subhada, khi nào các vị sa môn tu tập và truyền giảng Chánh Pháp một cách đúng đắn thì thế giới nầy sẽ không bao giờ trống vắng các bậc A la hán giải thoát.
-- Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ Kinh, 16:214

Mười hai nhân duyên

S: pratītya-samutpāda; P: paṭicca-samuppāda; Hán Việt: Thập nhị nhân duyên (十 二 因 緣); nguyên nghĩa là Duyên khởi (緣 起), Nhân duyên sinh ( 因 緣 生 ), nhưng vì luật nhân duyên này bao gồm mười hai nhân duyên (điều kiện, s: nidāna) nên gọi là Mười hai nhân duyên (s: dvādaśanidāna hoặc dvādaśāṅga-pratītyasamutpāda).

Một trong những giáo lí quan trọng nhất của đạo Phật. Nguyên lí này chỉ rõ, mọi hiện tượng tâm lí và vật lí tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác, làm thành một vòng với mười hai yếu tố. Các yếu tố này làm loài hữu tình cứ mãi vướng mắc trong Luân hồi (s: saṃsāra).

Nguyên lí mười hai nhân duyên và giáo pháp Vô ngã (s: anātman; p: anattā) là hai giáo pháp làm rường cột cho tất cả các tông phái Phật giáo. Các nhân duyên (nguyên nhân chính và điều kiện phụ) này gồm có 12 yếu tố như sau:

1. Vô minh (無 明; s: avidyā; p: vijjā), sự không thấu hiểu Tứ diệu đế, không hiểu Khổ là tính chất căn bản của đời sống;

2. Vô minh sinh Hành (行; s: saṃskāra; p: saṅkhāra), hành động tạo nghiệp. Hành động này có thể tốt, xấu hay trung tính. Hành có thể ở trong ba dạng, Thân, khẩu, ý;

3. Hành sinh Thức (識; s: vijñāna; p: viññāṇa), làm nền tảng cho một đời sống tới. Thức này đi vào bụng mẹ. Thức lựa chọn cha mẹ đúng như Hành tốt xấu qui định;

4. Thức sinh Danh sắc (名 色; s, p: nāmarūpa), là toàn bộ tâm lí và vật lí của bào thai mới, do Ngũ uẩn (s: pañcaskandha; p: pañca-khandha) tạo thành;

5. Danh sắc sinh Lục căn (六 根; s: ṣaḍāyatana; p: saḷāyatana), là các giác quan, sáu căn (năm giác quan và khả năng suy nghĩ là sáu);

6. Lục căn bắt đầu tiếp xúc với bên ngoài gọi là Xúc ( 觸; s: sparśa; p: phassa);

7. Xúc sinh Thụ (受; s, p: vedanā), là cảm nhận của con người mới với thế giới bên ngoài;

8. Thụ sinh Ái (愛; s: tṛṣṇā; p: taṇhā), luyến ái xuất phát từ ham muốn, vô minh;

9. Ái sinh Thủ (取; s, p: upādāna) là điều cá nhân mới muốn chiếm hữu cho mình;

10. Thủ sinh ra Hữu (有; s, p: bhāva), là toàn bộ điều mà ta gọi là tồn tại, sự sống, thế giới.

11. Hữu sinh ra Sinh (生; s, p: jāti), một thế giới và cá nhân mới xuất hiện hẳn hoi;

12. Sinh sinh ra Lão tử (老 死; s, p: jarāmaraṇa), vì có Sinh nên có hoại diệt.

Người ta có thể nhìn mười hai nhân duyên dưới nhiều cách phân tích khác nhau. Cách phân tích thông thường có tính thời gian là: yếu tố 1-2 thuộc về đời sống cũ, yếu tố 3-7 là điều kiện và nguyên nhân sinh thành của đời sống mới, yếu tố 8-10 là kết quả trong đời sống hiện tại, yếu tố 11-12 chỉ đời sống tương lai.

Mười hai nhân duyên chỉ rõ tính chất liên hệ lẫn nhau của dòng chảy »Tâm«, »Vật« của thế giới hiện tượng, trong đó những khái niệm quan trọng nhất là »Ta«, »Người«, »Sinh vật«. Nếu thuyết vô ngã chỉ rõ thế giới và con người do các yếu tố giả hợp kết thành với nhau, thật chất là trống rỗng; thì thuyết nhân duyên có tính chất tổng hợp các yếu tố đó, chỉ ra rằng mọi hiện tượng thân tâm đều bắt nguồn từ những hiện tượng khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau đó có thể nhìn dưới khía cạnh đồng thời hoặc có thứ tự thời gian.

Thuyết Mười hai nhân duyên được các trường phái Phật giáo giải thích khác nhau. Tiểu thừa cho rằng thuyết này đã giải thích nguyên nhân của khổ và tất cả mọi pháp hữu vi (s: saṃskṛta) đều có nguyên nhân và điều kiện mới sinh ra nên chúng vô ngã – không có một tự tính nào. Như thế thuyết Mười hai nhân duyên nhằm dẫn đến quan điểm vô ngã.

Trong Ðại thừa, Mười hai nhân duyên được sử dụng để chứng minh sự không thật của sự vật và đặc biệt trong Trung quán tông (s: mādhyamika), Mười hai nhân duyên được định nghĩa là tính Không. Kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa nhấn mạnh rằng, Mười hai nhân duyên không nên hiểu theo thứ tự thời gian. Thuyết này nói lên sự liên hệ của vạn vật một cách tổng quát.

000OOO000

“Thế nào là pháp duyên sanh[15]? Là vô minh, hành,... Dù Phật có xuất hiện hay chưa xuất hiện ở thế gian thì pháp này vẫn thường trụ, pháp trụ, pháp giới[16]. Pháp này Như lai đã tự giác tri, thành Đẳng chánh giác, vì người diễn nói, chỉ dạy, hiển bày; rằng: Duyên vô minh có hành, cho đến, duyên sanh nên có già, bệnh, chết, ưu, bi, não, khổ.

Theo các nhà Tiểu thừa thì pháp duyên sinh này dù có Phật ra đời hay không ra đời pháp này vẫn thường trụ, pháp trụ, pháp giới. Pháp này Như Lai đã tự giác tri thành Đẳng chánh giác, vì chúng sanh mà diễn nói chỉ dạy, hiển bày, rằng:

- Chúng sanh từ vô thỉ cho đến nay, vì vô minh hoặc nghiệp các phiền não theo đó mà khởi, nên đối với thật sự, thật lý không nhận thức một cách rõ ràng minh bạch. Đó gọi là VÔ MINH.

- Vì đối với thật sự, thật lý không biết rõ nên tạo ra các tác nghiệp. Đó gọi là HÀNH

- Khi nghiệp nhân quá khứ mang thần thức đi thác thai trong sát-na ban đầu. Đó gọi là THỨC.

- Sau khi nhập thai, thì cá thể kia có đầy đủ hai yếu tố là sắc (chỉ cho thân xác),phi sắc (chỉ cho thọ, tưởng, hành, thức); nhưng lúc này sáu giác quan chưa hoàn thành. Đó gọi là DANH SẮC. Danh (thọ, tưởng, hành, thức) sắc (chỉ cho xác thịt).

- Sau khi nhập thai xong, sáu giác quan của thai nhi bắt đầu dần dần tăng trưởng hình thành. Đó gọi là LỤC NHẬP

- Sau khi thai nhi ra đời, thời gian từ 1 tuổi cho đến 3 tuổi là thời gian đứa trẻ bắt đầu dùng sáu giác quan (lục căn) của mình tiếp xúc với hoàn cảnh chung quanh (lục trần) của mình để phát sinh biết (lục thức). Trong thời gian này, tuy có sự tiếp xúc, có phát sinh ra biết, nhưng những cảm giác đối với việc khổ việc vui chưa nhận ra rõ ràng minh bạch được. Đó gọi là XÚC.

- Khi đứa bé lên 4 tuổi và cho đến 15 tuổi, đây là thời gian đối với những việc khổ, vui đứa bé bắt đầu có cảm giác phân biệt rõ ràng, từ đó sinh ra tri giác; nhưng thời gian này chưa khởi lên tham dục. Đó gọi là THỌ.

- Con người theo thời gian càng lớn, ham muốn dục vọng càng tăng trưởng. Lòng dục thúc đẩy (Ý) được thể hiện ra ngoài hành động (thân, khẩu), nhưng vẫn chưa tìm cầu sâu rộng lắm. Đó gọi là ÁI.

- Khi tuổi hoàn toàn trưởng thành, con người muốn đạt được tất cả mọi thứ mong cầu, nên đi khắp nơi tìm kiếm đem về cho mình. Đó gọi là THỦ.

- Vì có sự tìm cầu, chứa nhóm cho mình, nên các hoặc nghiệp cũng từ đó phát sinh. Đó gọi là HỮU.

- Do nghiệp lực hiện tại, nên sau khi từ bỏ xác thân này, lại phải tiếp tục dẫn khởi thần thức ở trong sát-na đầu thai vào trong tương lai. Đó gọi là SANH.

- Mỗi sát-na, từ khi sinh cho đến khi từ bỏ thân mạng, giai đoạn thời gian này gọi là LÃO TỬ.

Đó là cách quán lưu chuyển hay còn gọi là quán thuận qua mười hai nhân duyên, ngược cách quán này gọi là quán hoàn diệt hay còn gọi là quán nghịch bắt đầu từ vô minh khát ái diệt bằng không tạo ra tác nhân thì thọ quả hành cũng không, … cho đến sanh, lão tử cũng không hiện hữu, và như vậy vòng xích mười hai nhân duyên không còn nữa. Đó là cách giải thích thông thường quán thuận nghịch theo kinh nguyên thỉ của các nhà Tiểu thừa.

BÁT CHÁNH ĐẠO 

Cư Trần Lạc Đạo 

Trong cuộc đời này, trên thế gian này, con người khi gặp, những việc tai biến, những sự bất trắc, chuyện bất như ý, thường có khuynh hướng, cầu nguyện van xin, tổ tiên ông bà, thánh thần thiên địa, ngọc hoàng thượng đế, Bồ Tát Phật Tổ, từ bi gia hộ, thương xót cứu giúp, cho được bình yên, tai qua nạn khỏi.  Nhưng chính thực ra, chúng ta ai ai, cũng hiểu biết rằng: các việc cầu nguyện, chỉ có tác dụng, giúp cho con người, tạm được an tâm, chỉ trong giây phút, cầu nguyện đó thôi.  Chứ có mấy ai, cầu gì được nấy?  Cầu nguyện van xin, không được đáp ứng, chẳng lẽ thiên địa, không lòng bác ái, Bồ Tát Phật Tổ, không tâm từ bi?  Còn như chư Phật, thường được gọi là: cứu độ chúng sanh, nhưng bằng cách nào, và như thế nào?

Đạo Phật chỉ dạy: cầu nguyện van xin, không phải cứu kính.  Theo như quan niệm, đạo Phật xưa nay, cầu nguyện được xem, như lời chúc lành, những điều mong muốn, rất là thiết tha, chỉ với mục đích: hoàn toàn vị tha, không pha vị kỷ, vì người hết lòng, chứ không vì mình, bằng cách phát tâm, đại từ đại bi.  Chẳng hạn như là: chúng ta cầu nguyện, thế giới hòa bình, quốc thới dân an, phong điều vũ thuận, chúng sanh an lạc.  Mỗi khi làm được, việc làm nào tốt, có được công đức, hay phước báu nào, chúng ta cũng đều, hồi hướng cầu nguyện, đến cho tất cả, mọi loài chúng sanh, đều được trọn thành, Phật đạo vô thượng.  Chẳng hạn như là: chúng ta cầu nguyện, ông bà cha mẹ, đều được mạnh khỏe, bình yên vui vẻ, sống lâu trăm tuổi.  Song các việc đó, có được hay không, còn tùy phước duyên, của riêng cha mẹ.  Tuy nhiên cần biết, cầu nguyện như vậy, cũng nói lên được, tấm lòng hiếu thảo, tha thiết chân thành, của các con cháu, gia tộc nội ngoại.

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:

Hãy tự thắp đuốc,

tự mình bước đi. 

Thắp sáng trí tuệ, 

ngọn đuốc chánh pháp. 

Nghĩa là mọi người, tự mình tích cực, chuyển hóa thân tâm, bằng cách cố gắng, học hiểu giáo lý, của chính đạo Phật, ngọn đuốc Chánh Pháp, soi đường chỉ lối, giúp cho con người, thoát ly phiền não, cuộc đời khổ đau, nếu như thực sự, áp dụng vào trong, đời sống hằng ngày.  Đó chính là cách, duy nhất không hai, thập phương tam thế, chư Phật Bồ Tát, cứu độ chúng sanh.  Những người Phật Tử, chân chánh cầu đạo, cần nên nhớ kỹ, nhớ rõ điều này.

* * *

Theo như giáo lý, của chính đạo Phật, con người cần phải, can đảm nhìn nhận, sự thực đó là: cuộc đời trần thế, khổ nhiều vui ít, nhưng không vì thế, tư tưởng tiêu cực, bi quan yếm thế, ngán ngẩm chán chường.  Trái lại cần phải, tích cực tìm phương, để được giác ngộ, và được giải thoát, không hề thụ động, chấp nhận số mạng, không hề tin chuyện, cầu nguyện van xin.  Để giúp chúng sanh, được sống an vui, xả trừ triền phược, cắt đứt trói buộc, dẹp tan phiền não, thoát ly đau khổ, ở trong tam tạng, kinh điển giáo lý, Đức Phật chỉ dạy: con đường chân chánh, hay: "Bát Chánh Đạo".

Bát chánh đạo là: phương pháp giản dị, rất thích hợp với, đời sống hằng ngày, của các chúng sanh, chỉ nhằm mục đích, cải thiện tâm lý, ngôn từ hành động, giúp đỡ con người, hiểu rõ thấy rõ, đâu là tà đạo, và biết cách sống, đúng theo chánh đạo.  Bát chánh đạo giúp, chúng sanh hướng về, tiến đến đời sống, chí diệu cao siêu, hay ít ra cũng, xây dựng cho được, đời sống an lạc, và thêm hạnh phúc.  Vì vậy cho nên, đôi khi kinh sách, gọi bát chánh đạo, là: bát thánh đạo.

Bát chánh đạo là: con đường chân chánh, dẫn đưa chúng sanh, đến chỗ giác ngộ, và được giải thoát, gồm có tám điều, chân chánh đó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

* *

1.- CHÁNH kiến: Trước hết, chúng ta nhận thức mọi sự sự vật vật hiện hữu, tức là muôn pháp trên thế gian, khắp pháp giới, đều do nhân duyên sinh, không trường tồn và sẽ biến diệt.  Đó là: "Lý Nhân Quả" và "Lý Vô Thường", hai chánh kiến quan trọng mọi người cần thấu triệt.

A.- Thế nào là chánh kiến: Chánh kiến là kiến thức chân chánh.  Nghĩa là con người cần có sự hiểu biết và sự nhận thức sáng suốt và hợp lý.  Chánh kiến có ích lợi giúp con người không sống trong mê lầm, điên đảo.  Người có chánh kiến, thấy như thế nào, thì nhận đúng như thế ấy, không thay đổi trắng đen, không kỳ thị xấu tốt, không phê phán hay dở.  Chánh kiến là sự hiểu biết và nhận thức không bị tập quán, thành kiến, dục vọng hay tâm phân biệt, ngăn che và làm sai lạc.  Người có chánh kiến, hiểu biết tường tận, thế nào là chánh tà, chơn ngụy, đại tiểu, thiên viên, nhưng luôn luôn sống với tâm bình thường, tâm chính trực và tâm bất tùy phân biệt.

*

a) Lý nhân quả: Chúng ta ai ai cũng biết: "Gieo nhân nào gặt quả nấy".  Thí dụ như có hột cam gieo xuống đất, gọi là "nhân", cộng thêm nước tưới, ánh sáng, phân bón, công chăm sóc, gọi là "trợ duyên", chúng ta sẽ gặt hái được "quả cam", sau một thời gian nào đó.  Không thể nào gieo hột cam ngọt lại gặt quả chanh chua được, hay ngược lại.  Lý nhân quả còn được gọi là lý nhân duyên.

* Không bao giờ có quả mà không có nhân.  Có mây mới có mưa, có lửa mới có khói, gieo gió mới gặt bão, sinh sự thì sự sinh.  Không thể nào tự nhiên có cái cây mọc lên, mà không có hạt giống trong đất.  Không thể có chuyện tự nhiên chúng tới chửi mình, mà mình chẳng có làm gì hết, trong kiếp này hay những kiếp trước!  Đó là sự thực, là chân lý.  Đó là lý nhân quả hay lý nhân duyên.  Nhận rõ quả báo của hành vi, ngôn từ và ý niệm của chính mình như vậy, chúng ta sẽ không trách người, trách trời, trách đất gì hết, chỉ biết trách mình, cho nên không còn phiền não và khổ đau nữa.  Trái lại, chúng ta tích cực sửa đổi tâm tánh, tu tâm dưỡng tánh, làm sao cho mỗi ngày một tốt đẹp hơn, để cuộc đời được sáng sủa hơn, gia đình được hạnh phúc hơn.

* Việc này sinh ra do việc kia đã sinh ra.  Không có chuyện gì xảy ra, dù lớn hay nhỏ, dù quan trọng hay bình thường, mà không do có chuyện khác xảy ra trước đó.  Thí dụ như chúng ta có cái bánh để ăn, nguyên do trước đó có bột, có đường và có công thợ, dĩ nhiên cũng do chúng ta có tiền mua, hoặc có người đem cho.  Thí dụ như: Cơ thể phát phì, nguyên do ăn uống quá độ.  Nghèo túng, nguyên do làm biếng.  Bệnh tật, nguyên do thiếu vệ sinh.  Con cái không có tình thương đậm đà, nguyên do cha mẹ không thường xuyên chăm sóc, gần gũi.  Thiên hạ thù ghét, nguyên do lời nói khó nghe.  Vợ chồng lục đục, nguyên do thiếu sự cảm thông, thiếu sự hiểu biết, thiếu sự hòa hợp.  Ngoài ra, còn biết bao nhiêu nguyên do khác nữa.

* Muôn sự muôn việc trên thế gian này đều do nhân duyên sinh.  Mọi sự mọi việc không do ông trời, không do một đấng tạo hóa đầy quyền năng nào tạo ra cả.  Có người cho rằng: chính con người sinh ra thượng đế, bởi vì thượng đế chỉ là sản phẩm do con người tưởng tượng mà thôi.  Mỗi đạo giáo, mỗi dân tộc, mỗi thời gian, có mỗi quan niệm khác nhau về thượng đế.  Thượng đế, nếu có thực, không thể để cho các người thế gian lợi dụng danh nghĩa và phải là đấng chí công vô tư.  Tại sao lại có những chuyện: trời thương người này hơn người kia, cho người này sung sướng hơn người kia, người này sinh ra khỏe mạnh, trong cảnh giàu sang, người kia sinh ra tật nguyền, trong cảnh nghèo khó, dân tộc này giàu sang sung sướng, dân tộc khác nghèo nàn khổ cực?

Theo giáo lý của đạo Phật, sở dĩ người này khác người kia về phương diện này hay phương diện nọ, bởi vì mỗi người tạo tác nghiệp nhân khác nhau, cho nên nhận nghiệp quả khác nhau.

Cũng như người làm bánh thì ăn bánh, người nấu chè thì ăn chè.

Chính mình làm mình hưởng. Chính mình làm mình chịu.

Đó mới thực là chí công vô tư vậy.

*

b) Lý vô thường: Chúng ta ai ai cũng biết: "Có sinh ắt có diệt".  Nghĩa là muôn sự muôn vật trên thế gian này đều không tồn tại vĩnh viễn.

Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy:

Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. 

Nghĩa là bất cứ vật nào có hình tướng, nhìn thấy được bằng cặp mắt thường, lớn như quả núi, tòa nhà, nhỏ như tấm thân chúng ta, như hạt cải, hạt cát, tất cả đều hư vọng, đều trải qua bốn giai đoạn: "sinh, trụ, dị, diệt".  Mọi vật sinh ra, trụ thế một thời gian ngắn dài, rồi cũng biến dị và cuối cùng cũng bị diệt mất!  Thí dụ như: Cây bông hồng từ hạt giống trong đất sinh ra, mọc lên, trổ hoa.  Hoa hồng khoe hương sắc, ít ngày sau héo úa, tàn lụi, trở thành phân bón cho bông hồng khác sau này.  Cuộc đời cứ như thế tiếp diễn không ngừng, đạo Phật gọi là "sự luân hồi", cũng như bánh xe quay mãi, quay mãi vậy.

Hiểu được như vậy, khi của cải vật chất, xe hơi đồ đạc bị mất mát hư hao, khi con cái lỡ tay đập bể hay làm hư hại vật gì, dù quí giá đến đâu, thậm chí khi người thân đến lúc qua đời, chúng ta sẽ không khổ đau nhiều.  Hiểu được như vậy, khi gặp một việc tai biến, một sự bất trắc, một chuyện bất như ý, thậm chí tán gia bại sản, người thân biến thành kẻ thù, chúng ta cũng sẽ không đau khổ nhiều.  Chuyện gì rồi cũng sẽ qua, có gì tồn tại mãi mãi đâu mà cố chấp, tranh đua hơn thua, cái mạng sống này còn không giữ được nữa, huống là thứ gì khác trên đời này?  Có ai sống mãi không chết?  Có ai trẻ mãi không già?  Có ai khỏe mãi không đau?  Đó là lý vô thường.

Sách có câu: Bèo hợp rồi tan, trăng tròn rồi khuyết.  Cuộc đời cứ như thế xoay vần đổi thay, không bao giờ dừng.  Thường xuyên quán chiếu, tin sâu "Lý Nhân Quả" và "Lý Vô Thường", cuộc đời của con người sẽ an lạc và hạnh phúc hơn.

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có dạy:

Nhân duyên hòa hợp hư vọng hữu sinh. 

Nhân duyên ly tán hư vọng hữu diệt. 

Nghĩa là: Muôn sự muôn vật trên thế gian này do nhân duyên hình thành, tạm gọi là sinh.  Muôn sự muôn vật do nhân duyên tan rã, tạm gọi là diệt.  Thí dụ như: Một chiếc xe mới được hình thành do tất cả các bộ phận, các phụ tùng ráp lại, tạm gọi là sinh.  Đến khi xe hư, các phụ tùng, các bộ phận được tháo rời ra, chiếc xe không còn nữa, tạm gọi là diệt.  Thí dụ khác: Tấm thân tứ đại của chúng ta cũng vậy, hình thành do đất, nước, gió, lửa, tạm gọi là sinh.  Sống đời một thời gian nào đó, khi hết nhân duyên, thì cát bụi trở về với cát bụi, tạm gọi là chết.  Tại sao vậy?  Bởi vì khi đó, chính là lúc chúng ta bắt đầu một kiếp khác.  Bánh xe luân hồi đang chuyển động đó vậy.

*

B.- Thế nào là tà kiến: Ngược lại, tà kiến là sự hiểu biết và nhận thức sai lầm.  Theo quan điểm của Phật giáo, cho sự hiện hữu của tự thân và hoàn cảnh đều là tự nhiên, không có quả báo cùng nhiều duyên khác tập hợp, đó là tà kiến và mê tín.  Chấp thượng đế tạo vật, phủ nhận nhân quả nghiệp báo, chủ trương định mệnh, phủ nhận kết quả của hành nghiệp, đó là tà kiến và mê tín.  Quan niệm thương ghét khác biệt giữa người và người, giữa người và vật, coi thú vật sinh ra để nuôi sống con người, đó là tà kiến và mê tín.

Cố chấp thành kiến, quan niệm phân biệt phải trái, đúng sai cố định, đi tới kết luận, người nào không tin theo tín ngưỡng như mình, đều phải bị trừng trị nghiêm khắc, phải bị đọa địa ngục đời đời, đó là tà kiến và mê tín.  Chấp theo thần thoại, đồng bóng bói toán, xem sao giải hạn, định hướng nhà cửa, tin bướng tin càn, tin vô căn cứ, làm bể cái gương, điềm không may mắn, đầu năm quét nhà, tài lộc ra cửa, mùng năm mười bốn hăm ba của dân ta, con số 13 của dân tây, cho là xui xẻo, đó là tà kiến và mê tín.  Đốt vàng mã, tiền bạc, xe hơi, nhà lầu, áo quần, hình nhơn bằng giấy, cho người chết xài dưới âm phủ, đó là tà kiến và mê tín.  Không may đau bệnh, không khám bác sĩ, không đi bệnh viện, không muốn uống thuốc, không chịu kiêng cữ, lại đi xem bói, thỉnh bùa chú giấy, đem về đốt uống, nước tiên nước thánh, nước suối nước sông, chẳng hạp vệ sinh, cũng đem về uống, đó là tà kiến và mê tín.

Nói chung, những điều gì phản khoa học, trái với chân lý, không theo lý trí, chẳng thể xét suy, không thể kiểm chứng, đều được gọi là tà kiến và mê tín.  Tà kiến và mê tín thường có nơi những người có lòng cố chấp nặng nề, chấp ngã và chấp pháp, dù người bình dân, hay kẻ học thức, ở ngoài thế gian, cũng như trong đạo.  Đức Phật ra đời, thuyết pháp độ sinh, phá màn vô minh, dẹp tan tà kiến, mê tín dị đoan, chỉ nhằm mục đích, khai thị chúng sanh, ngộ nhập trí tuệ bát nhã, trong Kinh Pháp Hoa, gọi là Tri Kiến Phật, để được giác ngộ và giải thoát.

* *

2.- CHÁNH tư duy: Sách có câu: "Bình an dưới thế cho người thiện tâm".

Người thiện tâm luôn luôn nghĩ tốt, nghĩ đúng, nghĩ thiện, cho nên làm tốt, làm đúng, làm thiện, và nói tốt, nói đúng, nói thiện.  Người thiện tâm là người có tâm trí luôn luôn được bình an, thảnh thơi, thư thái.

A.- Thế nào là chánh tư duy: Chánh tư duy là sự suy nghĩ chân chánh.  Nghĩa là con người cần phải nghiệm xét, nghĩ suy, quán chiếu một cách đúng đắn, hợp với chân lý, không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người.  Chúng ta thường xuyên suy nghĩ đến "giới, định, tuệ" để tu tập giải thoát, suy nghĩ nguyên nhân gây đau khổ cho chúng sanh, để giải thích và khuyến tu, suy nghĩ những hành vi lỗi lầm, những lời nói sai trái và những tâm niệm xấu xa của chính mình để sám hối và cải đổi.  Tất cả những điều đó gọi là chánh tư duy.

Chư Tổ có dạy:

Phản quan tự kỷ bổn phận sự. 

Nghĩa là quay lại chiêm nghiệm, suy xét, quán sát tự tâm chính mình là phận sự của chúng ta.  Chánh tư duy có ích lợi giúp con người không sống trong đen tối, không phạm lỗi lầm do mê tín dị đoan.

Ngày xưa, thời Đức Phật còn tại thế, có một người con của vị quốc sư, tên là Ma Ha Ca Chiên Diên, đến với Đức Phật xin được xuất gia tu hành.  Đức Phật hỏi nguyên do nào ông phát tâm như thế.  Ông trả lời rằng: Bởi vì ông chiêm ngưỡng 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của Đức Phật.  Đức Phật bèn nói: Như vậy, sau này khi thân tướng Như Lai già yếu, ông không còn phát tâm nữa sao?  Lần thứ hai, ông lại đến xin được xuất gia.  Đức Phật lại hỏi nguyên do.  Lần này ông đáp:  Bởi vì ông tôn trọng pháp âm vi diệu của Đức Phật.  Đức Phật bèn nói: Như vậy, sau này khi Như Lai không thuyết pháp, ông không còn phát tâm nữa sao?  Lần thứ ba, ông lại đến xin được xuất gia.  Đức Phật cũng hỏi nguyên do.  Lần này ông đáp: Bởi vì ông kính phục chư tăng tu hành nghiêm túc, cẩn mật.  Đức Phật bèn nói: Như vậy, sau này khi tình cờ thấy vị tăng nào tu hành không như ý ông, ông không còn phát tâm nữa sao?

Ba lần xin được xuất gia đều không toại nguyện, dù ông hết lòng tán thán tam bảo bên ngoài: Phật, Pháp, Tăng.  Lần sau cùng, ông đến với Đức Phật và bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn, từ lâu con đã nghe Thế Tôn thuyết pháp, con đã suy nghĩ tường tận chín chắn. Sau đó, đem áp dụng cho bản thân, áp dụng trong gia đình, con thấy có ích lợi thiết thực, tâm được khinh an, gia đạo được yên vui. Cho nên con phát tâm xuất gia để tu hành rốt ráo, cho đến giác ngộ và giải thoát, để tự lợi và lợi tha. Ngưỡng mong Đức Thế Tôn rủ lòng từ bi hứa khả.  Lần đó, Đức Phật chấp nhận.  Sau này, Đại Đức Ma Ha Ca Chiên Diên trở thành vị đệ tử nghị luận bậc nhứt trong tăng đoàn thời Phật.

Lời tác bạch của Đại Đức Ma Ha Ca Chiên Diên mang ý nghĩa sâu sắc trong nhà Phật: Ngài đã nghe Đức Phật thuyết giảng giáo lý, đã suy nghĩ một cách chín chắn tường tận, mới đem áp dụng vào đời sống của Ngài và của gia đình.  Đó chính là ba bước "văn, tư, tu" để phát triển trí tuệ bát nhã.  Văn có nghĩa là nghe, là học hỏi, là nghiên cứu.  Tư có nghĩa là tư duy, là suy nghĩ chân chánh.  Tu có nghĩa là sửa đổi, là thực hành, là áp dụng.  Còn được gọi là "Tam Tuệ Học" trong Phật giáo.  Ba lần đầu, Ngài hướng lòng tôn kính đến tam bảo bên ngoài, nên chưa được chấp nhận.

Sau cùng, Ngài biết "phản quan tự kỷ", hướng về "tam bảo tự tâm", biết đường hướng tu hành, để phát sanh trí tuệ.  Nghĩa là Phật Tử biết hướng về bản tánh sáng suốt của tự tâm gọi là Phật, hướng về pháp môn vi diệu của tự tâm gọi là Pháp, hướng về bản thể thanh tịnh của tự tâm gọi là Tăng.  Do đó Ngài được chấp nhận, bởi vì đạo Phật là đạo giác ngộ và giải thoát, con người đến với đạo Phật bằng cửa trí tuệ, chứ không phải bằng niềm tin như các tôn giáo khác. 

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:

Tin tưởng Như Lai mà không hiểu Như Lai, tức là phỉ báng Như Lai. 

Đó chính là chánh tư duy vậy. 

*

B.- Thế nào là tư duy bất chánh: Ngược lại, sự suy nghĩ ích kỷ, lợi mình hại người gọi là tư duy bất chánh.  Người nào suy nghĩ đến chuyện tà thuật để mê hoặc lòng người, suy nghĩ đến những phương cách sâu độc để hại người hại vật, suy nghĩ đến mưu cơ để trả thù báo oán, suy nghĩ đến tài sắc danh vọng, đều gọi là tư duy bất chánh.  Người nào luôn luôn suy nghĩ đến chuyện lợi mình hại người như vậy, chắc chắn cuộc sống không bình an, luôn luôn bất ổn, hại người nên sợ người hại, gạt người nên sợ người gạt.

* *

3.- CHÁNH ngữ: 

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy:

Không nên nói lời vô nghĩa. Phải giữ gìn lời nói.

Lời nói phải chân thật, đúng lúc, hợp Chánh Pháp,

ích lợi cho mình cho người. 

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:

Dù nói hàng ngàn lời vô ích, không bằng chỉ nói một lời đúng

Chánh Pháp, có ích lợi làm cho tâm người nghe được an tịnh. 

A.- Thế nào là chánh ngữ: Chánh ngữ là lời nói chân chánh.  Nghĩa là con người nên nói lời thật thà lương thiện, công bình ngay thẳng, công minh chính trực, có ích lợi chánh đáng.  Chánh ngữ là lời nói thành thật và sáng suốt; lời nói ngay thẳng hợp lý, hòa nhã, rõ ràng và giản dị; lời nói ích lợi, dung hòa, khuyến tấn và duy nhất.  Chánh ngữ là lời nói hợp Chánh Pháp, có ích lợi, đem lại hòa bình, yên vui cho mọi người mọi nơi.  Người giữ gìn chánh ngữ là người dè dặt khẩu nghiệp, cẩn trọng lời nói, không bao giờ nói sai sự thực, không thiên vị, không xuyên tạc, không vu oan giá họa, không hăm he hù dọa.

Cổ nhân có dạy: "Hãy uốn lưỡi bảy lần truớc khi nói".  Uốn lưỡi đến bảy lần thì khỏi nói luôn.  Lúc đó gọi là ngộ đạo, bởi vì: "Đạo bổn vô ngôn thuyết", bởi vì: "Ngữ ngôn đạo đoạn".  Nghĩa là đạo lý cao siêu, vốn không thể nói, không có lời nào diễn đạt được.  Khi còn nói lên được, đó chỉ là phương tiện hướng dẫn mà thôi.  Cho nên muốn kiến đạo, đừng chấp lời nói, đừng chấp văn tự.  Thí dụ như có người dùng ngón tay để chỉ mặt trăng cho người khác thấy.  Ngón tay chỉ là phương tiện.  Mặt trăng mới là mục đích cứu kính.  Thấy được mặt trăng gọi là thấy đạo, kiến đạo.  Cho nên muốn thấy mặt trăng, đừng chấp ngón tay thế này thế nọ.

Tục ngữ có câu: "Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".  Trong xã hội hay gia đình, nếu mọi người đều thực hành hai câu trên, xã hội sẽ an vui, gia đình sẽ hạnh phúc.  Vợ chồng con cái trên thuận dưới hòa, cộng đồng trên kính dưới nhường, cuộc đời tươi đẹp biết là bao nhiêu.  Một lời nói nói ra làm cho người nghe hoan hỷ, nụ cười tươi tắn, tâm trí khinh an, đó gọi là chánh ngữ vậy.

*

B.- Thế nào là tà ngữ: Ngược lại, lời nói bất chánh hay tà ngữ là lời nói không chánh đáng, phi lý, tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người.  Một lời nói ra có khi làm người nghe phải xức dầu cù là, nhức óc nhói tim, có khi ngất xỉu tắt thở luôn, đó là lời nói sâu độc, hiểm ác, đay nghiến, nguyền rủa, nhiếc mắng, thô tục.  Một lời nói ra có khi làm tan vỡ hạnh phúc gia đình người khác, đó là lời nói đặt điều thêm bớt, thay trắng đổi đen, nước lã khuấy nên hồ, lộng giả thành chơn, có nói không, không nói có.

Một lời nói ra có khi làm người khác mang họa vào thân, đó là lời nói vu khống cáo gian, vu oan giá họa cho người.  Một lời nói ra có khi làm người khác lầm lẫn, đó là lời nói không đúng sự thực, không ngay thẳng, thiên vị, dua nịnh, xuyên tạc, ngụy biện, trau chuốt, với mục đích thủ lợi.  Một lời nói ra có khi làm người khác xung đột oán thù, thưa gởi kiện tụng, đó là lời nói dối trá, gây chia rẽ, đâm bị thóc thọc bị gạo, có di hại cho mọi người và muôn vật.  Những người có nhiều tự ái, thường khó lòng nhịn được khi nghe những lời nói trái ý, không thuận theo ý mình, thường hay tranh cãi bằng mồm hoặc bằng thư rơi.

Có những lời nói vô nghĩa, nhưng cũng có thể làm cho người khác bực mình, tức giận, bất an.  Chẳng hạn như có người nói mình ngu như con bò mà bày đặt dạy đời.  Lời nói đó thực ra vô nghĩa lý, bởi vì mình không ngu, mình không phải là con bò, cho nên không cần phải quan tâm đến những lời nói như vậy.  Trong Pháp Tứ Y, Đức Phật có dạy: "Y  nghĩa bất y ngữ".  Nghĩa là chúng ta chỉ nên quan tâm đến ý nghĩa, không nên chấp vào lời nói.  Được như vậy, chúng ta bớt nhiều phiền não trên thế gian này.

* *

4.- CHÁNH NGHIỆP:  Con người thường có ba nghiệp, đó là: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.  Ở đây, chúng ta chỉ bàn về thân nghiệp.  Còn khẩu nghiệp thuộc phần chánh ngữ và ý nghiệp thuộc phần chánh niệm.

A.- Thế nào là chánh nghiệp: Chánh nghiệp là nghề nghiệp và hành động chân chánh.  Nghĩa là con người nên chọn nghề nghiệp chân chánh, hành động một cách ngay thật, có ích lợi chánh đáng cho mình và cho người.  Chánh nghiệp có ích lợi giúp con người mang lại bình an, hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người xung quanh.

Người giữ gìn chánh nghiệp là người dè dặt thân nghiệp, luôn luôn thận trọng, giữ gìn mọi hành động, cử chỉ, cách cư xử của mình, để không làm thương tổn đến quyền lợi, nghề nghiệp, địa vị, danh giá, hạnh phúc và tánh mạng của mọi người.  Người giữ gìn chánh nghiệp là người hành động theo lẽ phải, biết tôn trọng quyền sống và hạnh phúc của mọi người và muôn vật, tôn trọng nghề nghiệp, không xâm phạm tài sản của mọi người, không trác táng, tận tâm với chức nghiệp, biết hy sinh để giải thoát khổ đau cho mọi người.  Người giữ gìn chánh nghiệp là người giữ gìn tam nghiệp được thanh tịnh.

Kinh sách có câu:

Tam nghiệp hằng thanh tịnh. 

Đồng Phật vãng tây phương. 

Nghĩa là nếu biết giữ gìn tam nghiệp luôn luôn được thanh tịnh, chúng ta cùng với chư Phật, hiện đời sống trong cảnh giới niết bàn, tự tại giải thoát, không phiền não, chẳng khổ đau, không sợ địa ngục, chẳng cầu niết bàn.

*

B.- Thế nào là tà nghiệp: Ngược lại, tà nghiệp tức là hành vi hay động tác không chánh đáng, phi lý bất lương, tổn hại mọi người.  Ủó là các hành vi sát hại bạo tàn, giết người hại vật coi như trò giải trí, thú vui tiêu khiển, vui thích trên sự đau đớn của con người và của con thú, trộm cắp của cải, chiếm đoạt tài sản, xúi giục kiện thưa, thưa kiện kiếm tiền, ăn chơi trụy lạc, xa hoa trác táng, khuyến khích người khác xa hoa trác táng, thượng đội hạ đạp, giẫm lên người khác để tiến thân, bất chấp thủ đoạn, đe dọa mạng sống, sáng tác thư rơi, nặc danh khủng bố, tinh thần người khác.

* *

5.- CHÁNH mạng:  Có một vị thiền sư khi tuổi đã cao, vẫn cứ ngày ngày làm lụng như mọi người khác, các đệ tử thấy vậy bèn đem giấu các dụng cụ làm việc của thầy.  Ngày đó, vị thiền sư không làm việc được, nên chẳng chịu ăn uống, và dạy rằng:

"Nhứt nhựt bất tác, nhứt nhựt bất thực".

Nghĩa là: "Một ngày không làm là một ngày không ăn".

A.- Thế nào là chánh mạng: Chánh mạng là mạng sống chân chánh.  Nghĩa là con người cần sinh sống một cách chánh đáng, có đời sống lương thiện, ngay thật, trong sạch, không bạo tàn, không hèn mạt.  Chánh mạng có ích lợi giúp con người có cuộc sống bình đẳng, tương kính, không bị rẻ khinh.  Người giữ gìn chánh mạng là người sống một cuộc đời có ý nghĩa, lợi mình, lợi người, không ăn bám ai, cũng chẳng ăn không ngồi rồi.  Người theo đúng chánh mạng là người sinh sống theo lẽ phải, biết tôn trọng quyền sống và hạnh phúc của mọi người, tôn trọng nghề nghiệp, không xâm phạm tài sản, tận lực làm việc, không tổn hại mọi người và muôn vật, sinh sống với tài năng chân chánh, không giả dối lừa gạt mọi người, sinh sống thanh cao không luồn cúi, không thượng đội hạ đạp, sinh sống theo chánh giáo, không mê tín dị đoan.

*

B.- Thế nào là tà mạng: Ngược lại, tà mạng là sinh sống bất lương, gian tham, không chánh đáng, phi lý, phạm pháp, có tổn hại trực tiếp hay gián tiếp đến mọi người, làm tổn hại chúng sanh, giết thú lột da, cưa ngà xẻ thịt, moi óc bẻ sừng, vặt lông làm đồ trang sức, may áo may quần, cúng trăng cúng sao, tiên đoán vận mệnh, xem quẻ bói xăm, coi tuổi tình duyên, tương lai gia đạo, ăn gian nói dối, lường gạt mọi người, giao dịch gạt gẫm, sáng chế vũ khí, giết người hại vật, chế đồ giả mạo.  Quan niệm một ngày ăn cướp bằng ba năm làm, sống theo lối nước đục thả câu, ngư ông hưởng lợi, đó là tà mạng.

* *

6.- CHÁNH tinh tấn:

Trong Kinh Di Giáo, Đức Phật có dạy:

Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc gì khó.

Ví như nước chảy mãi, đá cũng phải mòn.

Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đức Phật có dạy:

Người học đạo phải nên kiên tâm, trì chí, tinh tấn, dũng mãnh,

không sợ cảnh khổ trước mắt, phá diệt tà tâm, đạt thành đạo quả.

A.- Thế nào là chánh tinh tấn: Chánh tinh tấn là sự siêng năng chân chánh.  Nghĩa là con người siêng năng làm những việc có ích lợi cho mình và cho người.  Chánh tinh tấn có ích lợi giúp con người cải tạo thân tâm ngày một thanh tịnh, tốt đẹp hơn, cuộc đời có ý nghĩa hơn.  Người theo đúng chánh tinh tấn bao giờ cũng phản quan tự kỷ, quay lại xét mình, siêng năng chuyển hóa tâm trí, cải đổi tánh tình.

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật có dạy:

Chư ác mạc tác. 

Chúng thiện phụng hành. 

Tự tịnh kỳ ý. 

Thị chư Phật giáo. 

Nghĩa là: Không bao giờ nên làm các điều ác, các điều bất thiện, dù là nhỏ nhặt.  Luôn luôn tinh tấn làm tất cả các điều thiện, dù là điều thiện rất nhỏ.  Tự thanh tịnh tâm ý của chính mình.  Đó là lời dạy của thập phương tam thế chư Phật.  Người theo đúng chánh tinh tấn bao giờ cũng siêng năng sám hối, trừ bỏ những lỗi lầm tội ác đã sinh, siêng năng tu tập các pháp lành, ngăn ngừa tội ác chưa sinh, siêng năng làm việc thiện để tạo thêm phước, phát triển việc lành, siêng năng tu tâm dưỡng tánh, việc thiện chưa sinh làm cho phát sinh, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng vậy, không hề đổi thay, không chút chán chường.

Sách có câu: "Có công mài sắt có ngày nên kim", nói lên sự kiên tâm bền chí, nhẫn nại phi thường, trải qua thời gian năm tháng, không sờn lòng, không khuất phục, để đạt cho bằng được mục đích cao cả của mình.  Người tu theo hạnh tinh tấn của Bồ Tát Đại Thế Chí, làm các việc thiện, cứu người giúp đời, không biết mệt mỏi, không hề nản lòng, không màng tính toán, không chút so đo, không chịu ngừng nghỉ, mặc dù đang gặp nghịch cảnh, đang mắc khổ nạn, đang gặp oán thù, mặc dù có gặp người lấy oán báo ân, cũng vẫn bình thản.  Đó là chánh tinh tấn vậy.

*

B.- Thế nào là tinh tấn bất chánh:  Ngược lại, có rất nhiều người siêng năng làm những việc bất chánh.  Đó là những người chuyên sát nhơn hại vật, gian xảo trộm cắp.  Có những người siêng năng trong các việc dối trá hiểm độc, sáng tác thư rơi, dua nịnh xuyên tạc, rượu chè cờ bạc, xa hoa phung phí, phỉ báng mọi người.  Cũng có những người siêng năng bới lông tìm vết, vạch lá tìm sâu, soi mói đời tư, viết thư nặc danh, ngụy tạo chứng cớ, thưa gởi kiện tụng, làm khổ chúng sanh.

* *

7.- CHÁNH niệm: 

Trong Kinh Đại Tập, Đức Phật có dạy:

Nếu thường xuyên giữ được chánh niệm,

tâm không loạn động,

dứt trừ được phiền não,

thì chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề. 

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:

Không hạnh phúc nào có thể so sánh với sự yên tĩnh của tâm trí. 

A.- Thế nào là chánh niệm: Chánh niệm là sự nhớ nghĩ chân chánh.  Nghĩa là con người có những ý niệm chánh đáng, những đạo lý giác ngộ và giải thoát.  Chánh niệm có ích lợi giúp con người sống trong an ổn, yên vui, không tạp niệm, ngày ăn ngon, tối ngủ yên.  Người giữ gìn chánh niệm là người dè dặt với ý nghiệp, luôn luôn nhớ nghĩ tứ trọng ân: ân cha mẹ, ân thầy tổ, ân đất nước, ân mọi người, nhớ nghĩ lỗi lầm để sửa đổi.  Người giữ gìn chánh niệm là người sống trong cảnh giới an lạc và hạnh phúc.  Để giúp giữ gìn chánh niệm, Đức Phật có dạy bốn phương pháp tập trung tư tưởng như sau: quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã.  Các pháp quán tưởng này trong kinh sách gọi là "Tứ niệm xứ".  Tứ nghĩa là bốn.  Niệm nghĩa là thường nhớ nghĩ.  Xứ nghĩa là nơi chốn.

*

a) Quán thân bất tịnh: Nghĩa là quán tưởng thân mình là tập hợp những thứ bất tịnh, không trong sạch, nhơ nhớp, được bọc ngoài bởi lớp da cũng chẳng mấy gì sạch sẽ cho lắm.  Khi mạnh khỏe thì còn tạm tạm.  Khi ốm đau, tai nạn, bệnh hoạn, già nua, thân mình nhơ nhớp, máu mủ tanh hôi, ghẻ chốc gớm ghiếc, da dẻ nhăn nhúm, đến lúc tắt thở, sình chương hôi thúi, không ai chịu nổi!  Món ăn dù ngon, đưa vô miệng rồi, lỡ rớt ra ngoài, không dám ăn lại!

b) Quán thọ thị khổ: Nghĩa là quán tưởng sự cảm thọ, thọ nhận là khổ.  Do tâm tham lam, con người thọ nhận đủ thứ vật chất của cải để vinh thân phì gia, không cần biết của thọ nhận chính hay tà, bo bo giữ gìn, đến lúc chết, sinh lòng tiếc của, nhắm mắt không yên.  Do tâm sân hận, con người thọ nhận đủ thứ lời nói khó nghe, dù vô nghĩa, để bực dọc, tức tối, bất an, sinh lòng thù oán.  Do tâm si mê, con người thọ nhận những tư tưởng mười năm báo thù không muộn, do điều gì bất như ý, chạm chút tự ái, cũng hăm he thưa kiện, nhứt định trả thù, để rồi gây ra biết bao nhiêu đau khổ cho người, dù thân hay thù.  Nói vắn tắt là: Thọ nhiều thì khổ nhiều, chấp nhiều thì mệt nhiều.  Buông xả thì thanh thản, tha thứ thì thư thái.  Chuyện rất đơn giản, thực hành không dễ dàng, nhưng không phải bất khả.

c) Quán tâm vô thường: Nghĩa là quán tưởng cái tâm nhỏ hẹp của mình luôn luôn thay đổi, mới nghĩ thế này liền nghĩ thế khác, lúc thương yêu đắm đuối lúc thù hận ngập tràn, lúc thân lúc thù, lúc vui lúc buồn, lúc thương lúc ghét, lúc hiền thiện lúc gian tà.  Tâm của chúng ta luôn luôn dính với cảnh trần bên ngoài, kinh sách gọi là tâm phan duyên.  Cảnh trần bên ngoài thuận ý, vừa tai thì vui thích.  Cảnh trần bên ngoài nghịch ý, chói tai thì tức tối.  Nếu chỉ chạy theo sự sai khiến của cái tâm vô thường như vậy, con người tạo tác không biết bao nhiêu nghiệp chướng, cho nên trôi lăn, trầm luân trong sinh tử không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp!

Trong kinh sách có câu: "Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền".  Nghĩa là khi nào tâm của chúng ta không còn dính với cảnh trần nữa, thản nhiên trước sự thịnh suy, thăng trầm của đời sống, bình thản trước những lời khen tiếng chê, vượt qua được sóng gió của cuộc đời, tức nhiên tâm của chúng ta sẽ được khinh an, tự tại, niết bàn và thiền định rồi đó vậy.

d) Quán pháp vô ngã: Nghĩa là quán tưởng các pháp trên thế gian này đều không có bản thể nhứt định, gọi là vô ngã.  Các pháp, là tất cả sự sự vật vật trên cuộc đời, không có cái gì cố định.  Tất cả chỉ là một dòng chuyển biến không ngừng.  Con người thấy đó mất đó.  Chuyện gì rồi cũng đổi thay, rồi cũng qua mau.  Đừng phí sức, đừng bận tâm với các pháp của thế gian.  Chẳng hạn như có câu: "Hết cơn bỉ cực tới hồi thới lai", hoặc: "sau cơn mưa trời lại sáng".

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:

Chư pháp tùng nhân duyên sanh. 

Chư pháp tùng nhân duyên diệt. 

Nghĩa là muôn sự muôn vật trên đời tùy theo nhân duyên mà sanh ra, cũng tùy theo nhân duyên mà diệt đi.  Không có cái gì, vật gì có thực tướng, không có cái gì, vật gì tồn tại vĩnh viễn.  Người ta chửi mình do mình gây nghiệp bất thiện cảm với người.  Người ta chửi mãi mỏi miệng thì cũng ngưng thôi, tức giận làm chi cho mệt!  Đừng đưa cái bản ngã của mình, tức là cái tôi, cái ta, tây phương gọi là "EGO", ra hứng những ngọn lửa của thế gian, thì mình đâu có bị đốt cháy, đâu có bị nhiệt não, đâu có bị khổ tâm, đâu có bị ngày ăn không ngon, tối ngủ chẳng yên.  Ngọn lửa không thể đốt hư không được, sẽ tự dập tắt thôi.  Vô ngã đơn giản là như vậy đó!

*

B.- Thế nào là tà niệm, tạp niệm, vọng niệm:  Ngược lại, tà niệm là những ý niệm không chánh đáng, vọng niệm là những ý niệm hư dối, tạp niệm là những ý niệm lung tung linh tinh lang tang.  Những người luôn luôn nhớ nghĩ lỗi người để phê bình chỉ trích, nhớ nghĩ oán thù để phục hận trả thù, nhớ nghĩ ngũ dục: tiền tài, nhan sắc, danh vọng, ẩm thực, thùy miên, luôn nhớ nghĩ đến những thành tích xấu xa, gian giảo, để tự hào tự đắc, đó gọi là tà niệm, tạp niệm hay vọng niệm.

Chư Tổ có dạy:

Nội cần khắc niệm chi công. 

Ngoại hoằng bất tranh chi đức. 

Nghĩa là: Bên trong, chúng ta cố gắng, khắc phục tâm niệm, lăng xăng lộn xộn, giữ gìn chánh niệm, chăn giữ ý nghiệp, đó mới thực là: công phu tu tập, đúng theo Chánh Pháp.  Bên ngoài, chúng ta cố gắng, giữ gìn chánh ngữ, canh chừng khẩu nghiệp, không thích tranh cãi, không thèm hơn thua, đó là đức độ, người tu theo Phật.  Cho dù có bị phỉ báng, có gặp nghịch cảnh, cũng vẫn bình tĩnh thản nhiên, ngoài mặt cũng như trong lòng, không khởi lên bất cứ tâm niệm gì cả.

* *

8.- CHÁNH định:  Muốn được cuộc sống an lạc và hạnh phúc, chúng ta phải khắc phục tâm ý của chính mình.  Khắc phục tâm ý và an trụ tâm ý là mục đích chính yếu của người tu theo đạo Phật.  Chế ngự được, khắc phục được tâm viên ý mã, tức là tâm như con vượn, ý như con ngựa nhảy nhót lung tung, chúng ta mới đạt được chánh định, đó là cảnh giới niết bàn, an nhiên tự tại, không khổ đau, chẳng phiền não.

A.- Thế nào là chánh định:  Chánh định là sự thiền định chân chánh.  Nghĩa là con người tập trung tư tưởng vào một vấn đề chánh đáng, đúng với chân lý, hợp với lẽ phải.  Người đạt được chánh định là người bình tĩnh, thản nhiên trước bát phong của cuộc đời.  Chánh định có ích lợi giúp con người phát triển trí tuệ, mau tiến đến giác ngộ và giải thoát.  Tâm trí của con người thường xuyên lăng xăng lộn xộn, nhớ nghĩ lung tung, linh tinh lang tang, không có dừng nghỉ, từ đông sang tây, từ cổ chí kim, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, từ thế giới năm châu đến phụ nữ nhi đồng, từ quốc gia đại sự đến hang cùng ngõ hẹp, hết chuyện gia đình đến chuyện hàng xóm, chuyện xưa chuyện nay, thương ghét tốt xấu, thị phi phải quấy.  Tất cả những chuyện như vậy làm cho tâm của chúng ta luôn luôn loạn động.  Tâm loạn động thì trí bất an. Ngày ăn không ngon, tối ngủ chẳng yên.

Để giúp con người đạt được chánh định, Đức Phật dạy các pháp quán tưởng, trong kinh sách gọi là "Ngũ đình tâm quán", gồm năm pháp dừng tâm và trụ tâm, như sau đây:

a) Quán sổ tức: Nghĩa là quán tưởng bằng cách đếm hơi thở ra hơi thở vào, để đối trị tâm loạn động.  Đến khi thuần thục, chỉ cần theo dõi hơi thở, không cần đếm số như lúc mới bắt đầu, đó gọi là tùy tức quán.  Sách có câu: "Thở vào tâm tĩnh lặng. Thở ra miệng mỉm cười".

b) Quán bất tịnh: Nghĩa là quán tưởng thân mình là một tập hợp những thứ bất tịnh, không có gì đáng quan trọng, khi chết thân mình chỉ còn là một cái thây ma không ai dám đến gần, kể cả những người thân thiết nhất trên đời, để đối trị tâm tham dục.

c) Quán từ bi: Nghĩa là quán tưởng mọi người đều bình đẳng, đều có Phật Tánh như nhau, đều đáng thương như nhau, thương người như thể thương thân, để diệt trừ tâm sân hận, thù hằn, oán hờn, ganh ghét, ích kỷ, đố kỵ.  Không thể chỉ vì một chút tự ái nhỏ nhặt, một chút mặt mũi, danh dự nào đó, có thể tạo nghiệp oán thù, kiện tụng thưa gởi.  Cổ nhân có dạy: "Chuyện gì mình không muốn người khác làm cho mình, thì mình đừng làm cho người khác", cho dù với mục đích trả thù, trừng trị kẻ khác, vì bất cứ lý do gì!

d) Quán nhân duyên: Nghĩa là quán tưởng tất cả muôn pháp đều do nhân duyên sinh ra, cho nên giả hợp, không bền vững, không tồn tại vĩnh viễn, để đoạn trừ si mê, chấp ngã và chấp pháp.  Muốn thực hành pháp quán này, cần thấu triệt và tin sâu "Lý Nhân Quả" hay "Lý Nhân Duyên".

e) Quán giới phân biệt: Nghĩa là quán tưởng lục căn tiếp xúc với lục trần sinh ra lục thức, tất cả đều giả tạm, không thực.  Lục căn, là sáu cơ quan của thân, đó là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, tiếp xúc với lục trần, là sáu cảnh trên trần đời, bao gồm: sắc tướng, âm thinh, mùi hương, mùi vị, cảm xúc, ký ức.  Sự tiếp xúc đó gây nên những cảm giác, những ấn tượng, gọi là lục thức.  Trong kinh sách, lục căn, lục thức và lục trần gọi chung là thập bát giới, giới phân biệt.

Thí dụ như mắt trông thấy sắc là viên kim cương, bèn sinh lòng ham thích.  Sự ham thích đó chỉ giả tạm, không nên theo.  Bây giờ thấy thích, về sau có thể không còn thích nữa.  Nhưng nếu theo nó, thì chúng ta phải lo tranh giành, lo kiếm tiền, làm việc quần quật, đầu tắt mặt tối, từ sáng sớm đến khuya lơ, để mua sắm cho bằng được, cho nên cực khổ tấm thân, mệt nhọc trí óc.  Thí dụ như tai nghe thấy tiếng khen thì khoái chí, thích ý, tối ngủ không được, cứ nhớ tới hoài.  Nếu tai nghe thấy tiếng chê tiếng chửi, thì đâm ra bực dọc tức tối, càng khó ngủ hơn, cho nên tấm thân cực khổ trăm bề.  Trong kinh sách, có bài kệ như sau:

Mắt trông thấy sắc rồi thôi,   (không dính, thôi được thì tốt) 

Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì không.      (không mắc, lơ được thì hay) 

Trơ trơ lẳng lặng cõi lòng,   (bình thản, tâm được khinh an) 

Nhẹ nhàng ta bước khỏi vòng trầm luân.    (giải thoát, khỏi phiền não và khổ đau) 


Publicité
10 janvier 2009

XEM VIDEO ONLINE ( Click vào links xem trực tiếp ).

VIDEO PHẬT PHÁP ( Click vào links bên dưới xem trực tiếp )

arrow_blue_rt_md_wht   Click vào links bên dưới xem trực tiếp

  1. Trưởng Thành - Thích Chơn Quang
    http://video.google.com/videoplay?docid=5807169999183969834
  2. Hộ Trì Chánh Pháp, Thích Chơn Quang
    http://video.google.com/videoplay?docid=2826438260513818552
  3. Tình yêu và lý tưởng 01 - Chùa Hoằng Pháp
    http://video.google.com/videoplay?docid=-4731465792623037234
  4. Tình yêu và lý tưởng 02 - Chùa Hoằng Pháp
    http://video.google.com/videoplay?docid=1196678033379446509
  5. Kiếp luân hồi ( phim Mỹ, rất hay đáng xem ) - Chùa Hoằng Pháp
    http://video.google.com/videoplay?docid=-1105547351541816355
  6. Trở lại đường xưa ( Tập 1, phim Việt Nam ) - Chùa Hoằng Pháp
    http://video.google.com/videoplay?docid=-1472743699583985664
  7. Trở lại đường xưa ( Tập 2, phim Việt Nam ) - Chùa Hoằng Pháp
    http://video.google.com/videoplay?docid=-8880840140778702132
  8. Báo ứng hiện đời - Phần 1 ( Phim Tàu )
    http://video.google.com/videoplay?docid=3734044122140935950
  9. Báo ứng hiện đời - Phần 2 ( Phim Tàu )
    http://video.google.com/videoplay?docid=8194829510161631672
  10. Nghịch Duyên ( Phim Tàu )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-3292717466081069843
  11. Lòng lành đổi tướng thay tên - Tập 1 ( Phim VN - Chùa Hoằng Pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-2725482006323266198
  12. Lòng lành đổi tướng thay tên - Tập 2 ( Phim VN - Chùa Hoằng Pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-7161883560376764815
  13. Lẽ thật cuộc đời ( Chùa Hoằng pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-948782215382628108
  14. Nụ cười Di Lặc ( Chùa Hoằng Pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-2621369849399102728
  15. Quên quá khứ để vui sống ( Chùa Hoằng Pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-5147676832809842708
  16. Bỏ và nắm ( Chùa Hoằng Pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=719283762294269188
  17. Tiếng chuông thức tỉnh ( Chùa Hoằng Pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-832849428739438914
  18. Lợi ích của sự ăn chay ( Phim tài liệu Trung Hoa - Chùa Hoằng Pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=7711515644633927472
  19. Mục đích đến chùa ( Chùa Hoàng Pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-6778112876957704320
  20. Một chuyến hạnh ngộ ( Chùa Hoằng pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-7059158917513882196
  21. Chuyển hóa khổ đau ( Chùa Hoằng pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=1558319623271511524
  22. Vui đời vui đạo ( Chùa Hoằng pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=4131713759028061896
  23. Vui buồn mùa Xuân ( Chùa Hoằng pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-2166229600718512591
  24. Đối trị căng thẳng ( Chùa Hoằng pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=678034802607359282
  25. Bốn phương pháp cảm hóa lòng người ( Chùa Hoằng pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-1225327625754710095
  26. Tẩy trần ( Chùa Hoằng pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=727278515533344620
  27. Tham ái - 1,2 & 3 ( Chùa Hoằng pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-5280500275581013021
    http://video.google.com/videoplay?docid=-8135145028260809671
    http://video.google.com/videoplay?docid=-236132967095329901
  28. Ba chặng đường tu ( Chùa Hoằng pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-6769486617692132709
  29. Khuyên tu ( Chùa Hoằng pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-1153674394179101509
  30. Cách thức trợ niệm người khi lâm chung ( Chùa Hoằng pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-6725802907206383352
  31. Liên hoa mãi ngàn đời ( Chùa Hoằng pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=6951155278478337204
  32. Phật Giáo Là Gì ? ( Pháp sư Tịnh Không )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-3727009140861012770
  33. Phật Học Vấn Đáp 01, 02, 03, 04, 05 ( Pháp sư Tịnh Không )
    http://video.google.com/videoplay?docid=6575541119370714591
    http://video.google.com/videoplay?docid=6780437338687719576
    http://video.google.com/videoplay?docid=-6334586753804687376
    http://video.google.com/videoplay?docid=8568975748419174261
    http://video.google.com/videoplay?docid=1716230899252451958
  34. Hiếu Thân Tôn Sư ( Pháp sư Tịnh Không )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-4513839336121851175
  35. Thanh Tịnh Phước Đức, 01, 02 ( Pháp sư Tịnh Không )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-8963640552307247977
    http://video.google.com/videoplay?docid=2463098613020238607
  36. Lục Hòa Lục Độ, 01, 02 ( Pháp sư Tịnh Không )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-700387582067508164
    http://video.google.com/videoplay?docid=-4796539551140573522
  37. Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Tinh Hoa, 01, 02, 03 ( Pháp sư Tịnh Không )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-1625817664120984370
    http://video.google.com/videoplay?docid=-2713773114990390300
    http://video.google.com/videoplay?docid=7479053290451752843
  38. Rắn Báo Oán ( Chuyện nhân quả - Trung Quốc )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-3948729198725186341
  39. Thành Phật Chi Đạo ( Pháp sư Tịnh Không )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-5337686559363430295
  40. Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh, 01, 02, 03, 04 ( Pháp sưTịnh Không )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-4691892135882667121
    http://video.google.com/videoplay?docid=231816200902558712
    http://video.google.com/videoplay?docid=-2344801774929482286
    http://video.google.com/videoplay?docid=1415118371086096641
  41. Những điều người tu Tịnh độ cần biết ( Đại Đức Thích Gíac Đăng thuyết giảng )
    http://video.google.com/videoplay?docid=1906001449198908789
  42. Khai thị Phật thất khóa 43 ( Hòa Tthượng Thích Trí Quảng thuyết giảng )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-2724894524819532275
  43. Quyết định vãng sinh ( Đại Đức Thích Giác Hóa thuyết giảng - Chùa Hoằng pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-7156872432164441814
  44. Hoằng pháp lợi sinh - Chùa Hoằng pháp
    http://video.google.com/videoplay?docid=-7427288929548598131
  45. Phương pháp đoạn trừ phiền não - Đại Đức Thích Viên Trí thuyết giảng, chùa Hoằng pháp
    http://video.google.com/videoplay?docid=3881238987209341124
  46. Nấc thang cuộc đời - Thích Giác Hạnh ( chùa Hoằng pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-4006420614848823459
  47. Làm sao tránh thảm họa chiến tranh - Đại Đức Thích Nhuận Nghi dịch ( chùa Hoằng pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=2073597382807372582
  48. Niệm Phật siêu thoát luân hồi - ĐĐ Thích Giác Tây thuyết giảng ( chùa Hoằng pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=3923024806810199813
  49. Quách Huệ Trân vãng sanh cận đại lưu xá lợi ( 2003 )
    http://video.google.fr/videoplay?docid=1221498051117815292&q=vang+sanh&total=383&start=0&num=10&so=0&type=search&plindex=0
  50. Cụ Bà Triệu Vinh Phương vãng sanh lưu xá lợi
    http://video.google.fr/videoplay?docid=3877847891398878642&q=vang+sanh&total=383&start=10&num=10&so=0&type=search&plindex=4
  51. Địa Ngục Biến Tướng Đồ
    http://video.google.fr/videoplay?docid=-9203758756644525589
  52. Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh
    http://video.google.fr/videoplay?docid=6612788212449377809
  53. Tu Hành ở Chùa Vạn Phật Thánh Thành
    http://video.google.com/videoplay?docid=6067611689157360789
    http://video.google.com/videoplay?docid=-5827270676786445621
  54. Phật Giáo Nhân Sinh Quan và Phật giáo di dân học ( 01 & 02 )
    http://video.google.com/videoplay?docid=3804833895678416759
    http://video.google.com/videoplay?docid=-6239888671410625828&total=62&start=0&num=10&so=0&type=search&plindex=6
  55. An tâm niệm Phật - Đại đức Thích Gíac Đăng chủ giảng ( chùa Hoằng Pháp )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-339584721038954432
  56. Vượt qua khổ đau - Khóa tu một ngày an lạc ( Hòa thượng Thích Trí Quãng )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-4407185409175927320
    http://video.google.com/videoplay?docid=-7476341659608856946
  57. Nhiếp phục sợ hãi ( chương trình khóa tu một ngày an lạc chùa Phổ Quang Tân Bình )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-113403119269689015
  58. Chữ Hiếu trong đạo Phật ( chương trình khóa tu một ngày an lạc chùa Phổ Quang Tân Bình )
    http://video.google.com/videoplay?docid=3410026833461169038
  59. Niệm Phật và trị liệu ( chương trình khóa tu một ngày an lạc chùa Phổ Quang Tân Bình )
    http://video.google.com/videoplay?docid=-5142847288633851131
  60. Nụ cười an lạc  ( chương trình khóa tu một ngày an lạc chùa Phổ Quang Tân Bình )
    http://video.google.com/videoplay?docid=5926432743463683688
  61. Đối diện nghịch cảnh
    http://video.google.com/videoplay?docid=-1693844982536343501
  62. Hạnh khiêm tốn ( chương trình khóa tu một ngày an lạc chùa Phổ Quang Tân Bình )

    http://video.google.com/videoplay?docid=1517646175143651063

    http://video.google.com/videoplay?docid=8615445796630281808

    http://video.google.com/videoplay?docid=8927656372525262668

    http://video.google.com/videoplay?docid=-4060534275805296520
  63. Để con trưởng thành ( ĐĐ Thích Thanh Từ )
    http://video.google.fr/videoplay?docid=-11366631413180018&q=THICH+THANH+TU&total=246&start=10&num=10&so=0&type=search&plindex=0
  64. Ánh sáng Phật pháp ( chùa Hoằng pháp - Hóc Môn )
    http://video.google.fr/videoplay?docid=8583469303226597829 ( kỳ 1 )
    http://video.google.fr/videoplay?docid=-7460144748299933404 ( kỳ 2 )

    http://video.google.fr/videoplay?docid=5654274342168854421 ( kỳ 3 )
    http://video.google.fr/videoplay?docid=-3653976522538020708 ( kỳ 4 )
    http://video.google.fr/videoplay?docid=-135095497719770853 ( kỳ 5A )
    http://video.google.fr/videoplay?docid=-2669719631544108027 ( kỳ 5B )
    http://video.google.fr/videoplay?docid=-209476207094561328  ( kỳ 6 )   
  65. Phật pháp nhiệm màu ( chùa Hoằng Pháp - Hóc Môn )
    http://video.google.fr/videoplay?docid=-5975531269881368402 ( kỳ 1A )   
    http://video.google.fr/videoplay?docid=-5557673732717962256  ( kỳ 1B ) 
    http://video.google.fr/videoplay?docid=6091962100393938514 ( kỳ 2 ) 
    http://video.google.fr/videoplay?docid=8196516428523044383  ( kỳ 3A )
    http://video.google.fr/videoplay?docid=-5937885917612215544  ( kỳ 3B )   
    http://video.google.fr/videoplay?docid=-3099593997606884409  ( kỳ 4 ) 
    http://video.google.fr/videoplay?docid=7044555497479156469  ( kỳ 5 )
    http://video.google.fr/videoplay?docid=6182520565463505501&q=phat+phap+nhiem+mau&total=291&start=10&num=10&so=0&type=search&plindex=9  ( kỳ 6 )
    http://video.google.fr/videoplay?docid=7329935647129178853 ( kỳ 7A )
    http://video.google.fr/videoplay?docid=-2238482578472451453  ( kỳ 7B )
    http://video.google.fr/videoplay?docid=2231481689482033823   ( kỳ 8A )
    http://video.google.fr/videoplay?docid=-1391821775335820848  (kỳ 8B )   

6 janvier 2009

PHOTOS

14122008268

14122008267

11112007022

14122008271

14122008266

14122008270

4 janvier 2009

TRANG CHỦ

chuong1

CHÙA

TỪ

QUANG

quantheambotat1

Publicité
CHÙA TỪ QUANG - 32, rue Docteur Ménard - 06000 Nice - FRANCE. Tel : +33 (0)4 93 81 48 57
  • Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phật đạo vô thượng thệ nguyền thành. Nam Mô A Di Đà Phật.
  • Accueil du blog
  • Créer un blog avec CanalBlog
Publicité
Publicité